The best damn Avril site in VN
Chào mừng bạn đến với 4rum Avrilvn.com - The best damn Avril's Fansite in VN!

Bạn chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy bạn chỉ có thể xem các bài viết mà không thể gửi bài trả lời, đặt câu hỏi hoặc tham gia nhiều hoạt động khác trên diễn đàn.

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký ngay để được hưởng mọi quyền lợi của thành viên!

Chúc bạn một ngày tốt lành!
The best damn Avril site in VN
Chào mừng bạn đến với 4rum Avrilvn.com - The best damn Avril's Fansite in VN!

Bạn chưa đăng nhập hoặc chưa đăng ký làm thành viên, vì vậy bạn chỉ có thể xem các bài viết mà không thể gửi bài trả lời, đặt câu hỏi hoặc tham gia nhiều hoạt động khác trên diễn đàn.

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký ngay để được hưởng mọi quyền lợi của thành viên!

Chúc bạn một ngày tốt lành!
The best damn Avril site in VN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

The best damn Avril site in VN


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Nội quy 4rum  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giả Thông điệp
yummy
Mod
Mod
yummy

Nữ
Tổng số bài gửi : 614
Age : 34
Đến từ : The hell
Tâm trạng : Lovin'
Thú cưng : Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ 116_marsss7
Thanked : 8
Points : 18377
Ngày tham gia : 12/11/2007

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Vide
Bài gửiTiêu đề: Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ   Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ EmptyThu Apr 02, 2009 4:06 pm

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ



source: Nguyen Hoang Viet opera

Đây là bài dịch "Rock History" qua nguyên tác đầy đủ của Marcelo Silveyra, hiện nay chuyên viết bình luận các dĩa nhạc trên khắp các trang web nhạc Rock.

Bản thân anh là thành viên trong ban nhạc "Presence" do anh thành lập tại Mexico năm 1997. Marcelo chơi ghi-ta và giữ giọng hát chính. Các thành viên khác là Jorge Lozano (ghi-ta), Mario Garza (trống). Tiếc thay, sau đó mấy năm, vì một tai nạn xe hơi mà Lozano qua đời. Ban nhạc tan rã, Marcelo không tìm được bạn tâm đắc khác để tiếp tục sáng tác, như đã kể, anh chỉ còn một thú say mê khác là viết bài phân tích âm nhạc trên các diễn đàn điện tử và báo chí.

Bài này gồm có 11 phần, được chia ra 2 giai đoạn:

1. Từ khoảng thời gian của thập niên 60 đến 80 - HARD ROCK / HEAVY METAL và những nhánh phụ tiêu biểu.

2. Từ đầu thập niên 1990 trở đi với sự trổi dậy của các khuynh hướng khác được chính thức nhập vào dòng chính với tên gọi đã bao hàm ý nghĩa khác biệt với dòng nhạc Rock / Metal nêu trên: ALTERNATIVE, một sự lựa chọn trong hai con đường, có khi xen lẫn nhau, nhưng cũng có lúc loại trừ hẳn nhau.


PHẦN 1 : Hard Rock/Heavy Metal

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Heavy


HEAVY METAL bắt đầu từ bao giờ thật là một điều không dễ trả lời ngay. Theo hầu hết các niên sử của dòng nhạc metal, sự bộc phát đầu tiên đến từ ban nhạc THE KINKS (63) tại Luân đôn với bài "You really got me" và ban nhạc THE WHO (64) với bài "My Generation". Nhạc sĩ chơi thể loại Heavy Metal đầu tiên mà ai cũng đồng ý là Alice Cooper với ban nhạc THE SPIDERS hình thành năm 1965 . Tuy nhiên, cho đến năm 1967, Heavy Metal vẫn chưa được diễn đạt trung thực và cái tên Alice Cooper mới được in đậm trong trí nhớ của thế giới mãi đến năm 1971 qua đĩa nhạc "love struck it to death".

Trong năm 1967, thế giới nhạc ROCK vẫn đắm chìm với phong trào hippies Summer Of love struck, một mùa hội diễn âm nhạc và là một bằng chứng của một cuộc cách mạng âm nhạc quan trọng với sự xuất hiện hầu như đồng loạt của các ban nhạc sau đây trong những năm 1966-1970:
OLDEN EARING, CREAM, THE JIMI HENDRIX EXPERIENCE, LED ZEPPELIN, VANILLA FUDGE, IRON BUTTERFLY, STEPPENWOLF, BLUE CHEER, DEEP PURPLE, GRAND FUNK RAILROAD, FREE, URIAH HEEP, MOUNTAIN, HUMBLE PIE, BLOODROCK, MC5, BLACK WIDOW, ATOMIC ROOTSTER, CACTUS và BLACK SABBATH.

Họ đã gây cho thế giới một ấn tượng về Heavy Metal mà ngay ban đầu 2 ban nhạc IRON BUTTERFLY(66) và STEPPENWOLFF(67) đã làm. Thứ nhất là việc điểm lại các dĩa nhạc đã hình thành; thứ hai, dựa vào câu "Heavy Metal thunder" trong bài kinh điển nổi tiếng "Born To Be Wild". Và thế là một loại nhạc mới, có nguồn gốc từ ROCK & ROLL và BLUES đã chiếm được ảnh hưởng vào thế hệ trẻ thời ấy sau khi đã mệt mỏi với những phần trình diễn chậm chạp, uể oải của những ban nhạc chơi trong thời kỳ Summer Of love struck.

Trong những ban nhạc mới ra, CREAM(66) và JIMI HENDRIX EXPERIENCE (67) là những ban nhạc đầu tiên mang đến cho dòng nhạc Heavy Metal lợi nhuận cao. Ẻic Clapton là một nhạc sĩ kỳ tài của ban nhạc CREAM cùng với tài năng của 2 thành viên khác đã tặng cho người nghe những bản nhạc đi vào huyền thọai như “Sunshine Of Your love struck” và “White Room”. Chỉ trong vòng 2 năm và qua 4 tập dĩa, CREAM đã trở thành ban nhạc thành công nổi bật có ảnh hưởng như RUSH và VAN HALEN. Khi ban nhạc tan rã, Eric Clapton đã cùng với Ginger Baker lập ngay một ban nhạc mới là BLIND FAITH. Trong khi đó, JIMI HENDRIX EXPERIENCE cũng là một nhóm tam tấu mà nền nhạc của họ chủ yếu dựa trên những thủ thuật đánh đàn ghi-ta tài tình của Jimi Hendrix. Các tập dĩa như "Are you experienced" và "Electric Ladyland" đã lôi cuốn hàng nghìn người hâm mộ đang lên cơn đói nhạc. Họ ngấu nghiến thỏa thuê những âm điệu đó qua ban nhạc vừa kể tên mà trong thời đó vẫn thường được nhắc đến đồng thời với JANIS JOPLIN (69) và THE DOORS, những thành phần vô tử của nhạc Rock trên thế giới.
Trong số nhiều ban nhạc mới ra đời trong thời gian này có SAVOY BROWN, FOGHAT và BAD COMPANY chuyên chơi điệu "blue", BUDGIE với âm thanh sống động nẩy lửa cũng như UFO đã được sinh ra trong sự phát triển bùng nổ của Heavy Metal. Những ban nhạc khác như STATUS QUO xuất hiện từ năm 67 cũng thay đổi tiếng đàn sao cho hợp với thời “sắt thép”. Năm 1973 các ông vua Heavy Metal mới thực sự chiếm lĩnh thế giới âm nhạc, đó là các ban LED ZEPPELIN, DEEP PURPLE và BLACK SABBATH.

Hình tượng Sa-tăng đến từ 2 ban nhạc Anh vừa kể trên: Black Sabbath và Led Zeppelin. Cá nhân Jimmy Page (trước kia chơi trong ban nhạc THE YARDBIRDS cùng với Jeff Beck và Eric Clapton) nay là nhạc sĩ chơi ghi-ta của Led Zeppelin có vẻ được lôi cuốn đặc biệt về sự huyền bí này trong khi các lời nhạc của Sabbath chứa đựng chủ đề này nhiều hơn. Tuy thế, ban nhạc này không tự xưng là thuộc hạ của Sa-tăng; không giống như các ban nhạc metal sau này. Chính Ozzy Osbourne, ca sĩ của Sabbath, đã có khi than phiền vì hoảng sợ trước những "fan" mặc đồ đen, trên tay là những ngọn nến!

Kể đến những lần trình diễn ngòai trời của nhiều ban nhạc, đáng chú ý nhất là Led Zeppelin với phần "rock till you drop" (rock cho đến gục ngã) kéo dài khoảng 2 tiếng và các buổi trình diễn vĩ đại của Alice Cooper, nổi tiếng với nét đặc biệt của con trăn quấn cổ, những màn xẻ, cắt đôi, bẻ đầu các người mẫu giả mà ngay cả chính anh ta cũng tham dự! Hầu hết các ban nhạc đều lên sân khấu, mang những tác động âm thanh “vĩ đại hơn cả cuộc sống” vào phần trình diễn của mình trước một rừng người nóng hực như biển lửa.

Những năm đầu ít ỏi của Heavy Metal (vì tính chất tiền phong nên được mệnh danh là CLASSIC METAL sau này) được xem như là một thời đại tuyệt diệu nhất của dòng nhạc. Không có gì để nghi ngờ đấy là một đoạn đường đáng nhớ nhất của lịch sử âm nhạc. Heavy Metal trở lại khi Led Zeppelin, ban nhạc nổi tiếng nhất về loại nhạc này, đã sáng tác những bài kinh điển như "Black Dog" và “Kashmir” năm 75 và cũng khá sáng chói trong việc thử nghiệm các loại nhạc khác như REGGAE và FOLK. Thực tế thì bài sau đây đã được công nhận đóng một vai trò thành công lớn cho Heavy Metal: "Stairway to heaven" qua kỹ thuật sáng tác tuyệt hảo của Page và Robert Plant mà cho đến ngày nay vẫn được phát thường xuyên qua các làn sóng điện.

Tuy nhiên, phải nói là cho đến năm 1970, ban nhạc BLACK SABBATH mới gọi là đã tấn phong cho Heavy Metal một "linh hồn" thực sự. Ảm đạm, u sầu, âm thanh hệt như đang giã nát với chiếc cối xay, như là muốn báo trước một điềm gỡ nào, các tập dĩa "Black Sabbath", "Paranoid" và "Master of Reality" đã bày tỏ một loại nhạc mang đầy chất tinh quái qua ngón đàn của Tonny Iommi và sự trình diễn của Ozzy Osbourne, Bill Ward và Geezer Butler với các bài kinh điển như "N.I.B.", "Paranoid" và "Children of the Grave". Các ban nhạc như CORROSION OF CONFORMITY, METALLICA và NIRVANA đều có ảnh hưởng của loại nhạc metal này. Bộ mặt của lọai nhạc mới hầu như không bao giờ có thể giống như thế từ khi ban nhạc gốc Birmingham này ra đời. Trong khi đó, Deep Purple, sau một thời gian miệt mài với thể loại Progressive Rock cùng với Rod Evans và Nick Simper, đã xây dựng được một phiến đá vững chắc cho nền nhạc rock qua đĩa "Deep Purple In Rock" (70) và đã trở thành một sứ giả thực sự trong việc cải cách âm nhạc. Thực sự là với các ngón đàn của Ritchie Blackmore hòa nhịp với tiếng đàn synthesizer của Jon Lord và tiếng gào thét chói tai của Ian Gillain đã là phần quyết định chủ yếu cho việc phát triển Heavy Metal ngày nay.
Trong những năm giữa thập niên 60, có 6 ban nhạc mới xuất hiện dưới ánh đèn mầu: THE BLUE OYSTER CULT, THIN LIZZY, JUDAS PRIEST, QUEEN, AEROSMITH và KISS. Có thể nói rằng ban nhạc Judas Priest là tiền phong trong việc truyền bá sáng kiến đưa 2 tay đàn guitars vào ban nhạc Heavy Metal; Aerosmith thì mang lại cho thính giả điệu blues buồn, tình dục và ma túy; Thin Lizzy chơi nhạc dưới ánh sáng tân kỳ lấp lóe với điệu nhạc; Queen giới thiệu cho ta một trình độ có thể cho là cao cấp trong việc thử nghiệm trong âm nhạc cũng như đổi mới những giai điệu, tiết tấu hùng hồn cùng với tính chất kiêu kỳ của Progressive rock. Ban nhạc Kiss cách mạng hóa những buổi trình diễn rùng rợn gợi lại trong ký ức khán giả về Alice Cooper. Còn ban nhạc Blue Oyster Cult thì sao? Họ đã biến mất trong sự lãng quên sau một lọat các tập đĩa phát hành trong những năm 80. Nhưng trong những năm 70 êm đềm trôi qua của Blue Oyster Cult, ban nhạc này đã trở thành một phần quan trọng của vũ đài HARD ROCK vì đã phối hợp thật tuyệt vời các giai điệu nhạc của thập niên 60 và tiếng đàn ghi ta khô, thô ráp của họ.

Trong khi một số các ban nhạc chuyên lo củng cố danh tiếng của mình là những tài danh vĩ đại của dòng nhạc rock, các ban nhạc khác đã bắt đầu biến chế loại nhạc mới Progressive rock qua một hướng khó khăn hơn. PINK FLOYD và GENESIS hầu như vẫn đứng ngòai vương quốc của Heavy Metal, trong khi các ban nhạc JETHRO TULL, YES và KING CRIMSON đã làm quen với Heavy Metal nhiều hơn qua những bài như "Aqualung", "Heart of the Sunrise" hoặc "21st Century Schizoid Man" một cách tương ứng. Được tiêu biểu bởi các kết cấu nhạc phức tạp, phần soạn nhạc khác thường và cách sử dụng nhạc cụ điện tử cao cấp, lọai nhạc Progressive metal chắc có lẽ không bao giờ trở thành hiện thực nếu không có ban nhạc RUSH ra đời. Với album đầu tiên của Rush, tuy lúc ấy chưa được gọi là Progressive, nhưng trong thời gian thâu âm dĩa "Fly By Night" (75) và thành công của tay trống Neil Peart, ban nhạc đã thay đổi vị trí và tỏ niềm khát vọng hơn qua lời nhạc và giai điệu, đưa chất Progressive cho đến biên giới xa nhất qua các dĩa như "A Farewell to Kings" và "Hemispheres". Nhiều ban nhạc Progressive khác như EMERSON, LAKE AND PALMER; FOCUS; ASIA, IQ và MARILLION chỉ làm quen sơ sài với Metal trong suốt thời gian hiện diện của họ.

Thật là đáng tiếc, Heavy Metal đã bị đình trệ hoàn toàn trong cuối thập niên 70. Aerosmith, Thin Lizzy và Black Sabbath bị chìm đắm trong ngục tù của ma túy, Kiss đánh mất vẻ đẹp của âm nhạc qua việc thương nghiệp hóa quá độ, Deeep Purple bị phai nhòa vì việc lo toan thay đổi nhân sự, Led Zeppelin chấm dứt sự nghiệp qua cái chết của tay trống John Bonham; chỉ còn Judas Priest và Queen là đứng vững trong thời gian này. Không chỉ là những ban nhạc có tiếng biến mất dần dần mà vài ban nhạc mới cũng chỉ lóe lên một thời gian ngắn rồi tắt; người ta nói Metal đang nằm ngắc ngỏai trên giường bịnh. Tuy thế, một vài ban nhạc nhỏ nhoi vẫn phát đạt trong kỳ đổ nát này, trong đó phải kể đến AC/DC với tay đàn Angus Young nghiêng ngả đảo điên trên sân khấu và RUSH với giọng rít thất thanh như tiếng động cơ máy bay của Bon Scott. Ted Nugent, thành viên cũ của ban nhạc AMBOY DUKES, đã viết nên những tác phẩm quý giá như “Cat Scratch Fever” và “Double Live Gonzo” trong những năm chót thời 80. Nhóm của anh vì thế đã là một trong những ban nhạc sáng giá nhất còn lại. Dĩa “Ritchie Blackmore´s Rainbow” lại là một album sau cùng hòa nhịp với sự ra đi của thập niên 80 như bước chân của Ronnie James Dio rời khỏi ban nhạc trong sự xao động của bản thân mà anh đã cảm hứng hòan thành qua đĩa “Rainbow Rising” và “Long Live Rock´n´Roll”.

[cont]
Về Đầu Trang Go down
yummy
Mod
Mod
yummy

Nữ
Tổng số bài gửi : 614
Age : 34
Đến từ : The hell
Tâm trạng : Lovin'
Thú cưng : Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ 116_marsss7
Thanked : 8
Points : 18377
Ngày tham gia : 12/11/2007

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ   Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ EmptyThu Apr 02, 2009 4:15 pm

Phần 2: Punk

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Poster_6793_8079


Nếu gọi Metal là anh cả thì PUNK chính là cậu em trai đã kịp thời cứu nguy cho tấm phông Rock trên sân khấu không bị hạ xuống vĩnh viễn. Một số lượng ban nhạc mới không nhỏ đã xuất hiện, dùng âm nhạc để chống đối chủ nghĩa, chính quyền cũng như những gì đang xảy ra trong cuộc sống. Họ mang lên sân khấu những bài hát nhuộm thẫm sự giận dữ điên cuồng mà thanh niên thời đó gọi là chính đáng. Phong trào nổi lên rầm rộ suốt thời 60 cho đến đầu những năm 70 với những ban nhạc Punk đầu tiên là IGGY & THE STOOGES, MC5 và THE NEW YORK DOLLS. Các ban nhạc của Mỹ và Anh theo sau đã gây cuồng phong trên thế giới phải kể đến là THE SEX PISTOLS, THE RAMONES, THE CLASH, THE DAMNED, SIOUXSIE AND THE BANSHEES cũng như nhiều ban ít tiếng tăm hơn đã góp gió thành bão là THE PAGANS, DEAD BOYS, UK SUBS, THE MISFITS, CRASS, THE EXPLOITED, AMNEBIX và PLASMATICS. Sự đóng góp lớn nhất của Punk vào sân khấu Punk/Heavy Metal có thể là lối nhảy "slamdancing" phổ biến, sự phục hưng một âm thanh đầy sinh lực và sự tuyên truyền rộng rãi chống lại những hành vi sai trái của xã hội (như một tiếng vang lại các ca khúc của Black Sabbath chứa đựng trong những bài như "Children of the Grave" và "War Pigs").3 ban nhạc Punk quan trọng nhất đáng nhấn mạnh một lần nữa là IGGY & THE STOOGES, THE RAMONES và THE SEX PISTOLS. Các thành viên trong ban nhạc với Iggy Pop không thiếu sót một điều gì trong việc làm kinh ngạc khán thính giả vì sự cuồng nhiệt quá độ của họ, đến nỗi chính Iggy Pop cũng phải công nhận rằng họ chỉ chịu đựng nhiều lắm là 15 phút qua phần gào thét cuồng dại của Iggy. Ban nhạc của New York là THE RAMONES có những bài hát khinh suất, táo bạo không ngờ, gây ấn tượng và ảnh hưởng mạnh cho các ban nhạc sau này như THE RED HOT CHILI PEPPERS và NIRVANA. THE SEX PISTOLS đáng được gọi là ban nhạc PUNKROCK trứ danh nhất trong mọi thời đại. Các sáng tác của họ nổi tiếng với những lời chỉ trích như trong bài "God Save The Quen" hoặc “Anarchy In The UK”. Tuy nhiên, qua lần trình diễn tại Mỹ năm 1978, ban nhạc này đã tự diệt thanh danh khi tay đánh bass Sid Vicious bị tố cáo đã giết người yêu là cô Nancy Spunge và sau đó đã tự tử trong một cơn say ma túy. Sự kiện này đã đưa Vicious vào danh sách các "liệt sĩ" đáng hổ thẹn của dòng Punk, Sex Pistols tan rã, Punk- Rock bắt đầu suy thoái và chỉ còn hoạt động phần lớn lặng lẽ cho đến

Trong khi Punk quyến rũ được số lượng lớn thanh niên, một ban nhạc cuồng nhiệt khác cũng đã bắt đầu tác động vào giới trẻ, đó là MOTÖRHEAD. Ban này được biểu thị cho sự bắt đầu của những thể lọai Thrash/Speed/Power Metal và sau này biến thể thành thể loạiDeath Metal. Từ đĩa phát hành đầu tiên của Motörhead năm 1976 là “On Parole” họ đã biểu lộ rõ tiềm năng không hề vay mượn của mình trong những đĩa phát hành những năm cuối của thập niên 70 và đầu 80 như là “Overkill”, “Bomber”, “Ace of Spades” và “No Sleep 'Til Hammersmith”. Những cống hiến này thực sự là đòn bẫy cho Metal Song nói chung. Hơn nữa, Motörhead không những đã thu hút nhóm nghe nhạc Metal một cách ngạc nhiên lý thú mà còn hấp dẫn cả các fan Punk bốc lửa và vì thế đã đánh dấu một sự khơi mào cho một biến thể khác gọi là Hardcore.

[cont]
Về Đầu Trang Go down
yummy
Mod
Mod
yummy

Nữ
Tổng số bài gửi : 614
Age : 34
Đến từ : The hell
Tâm trạng : Lovin'
Thú cưng : Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ 116_marsss7
Thanked : 8
Points : 18377
Ngày tham gia : 12/11/2007

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ   Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ EmptyThu Apr 02, 2009 9:14 pm

PHẦN 3 : New Wave of British Heavy Metal - POP METAL



Trong khi Punk đang làm rung chuyển nền tảng của Rock & Roll thì Heavy Metal trở lại với JUDAS PRIEST, SCORPIONS, ACCEPT và phong trào đột phát ngắn ngủi New Wave of British Heavy Metal (NWOBHM). Cao trào có tính chất trọng đại này phát xuất từ Anh quốc với các ban nhạc được hồ hởi đón chào như DIAMOND HEAD, DEF LEPPARD, HOLOCAUST, IRON MAIDEN, SAXON, SAMSON, TYGERS OF PAN TANG, VENOM, RAVEN và SWEET SAVAGE. Trong những ban nhạc vừa kể chỉ có IRON MAIDEN và DEF LEPPARD tồn tại lâu dài; SAXON thành công cực kỳ nhưng chỉ trong một giai đọan thật ngắn. JUDAS PRIEST muốn đại chúng hóa các sản phẩm đồ da, giầy ống, đinh đóng làm biểu tượng cho nhạc Metal; SCORPIONS thì biểu dương tài năng qua một loạt các đĩa thành công rực rỡ như “Virgin Killer”, “Lovedrive” và “Blackout” với cả hai sở trường đồng thời là Ballad và Heavy. Ban nhạc ACCEPT đã chứng tỏ tài năng vững vàng của họ và thể loại Proto-Power Metal qua các đĩa như “Breaker” và “Restless and Wild”.
Cùng thời gian đó, IRON MAIDEN đã mang lại hình ảnh huyền thoại của Heavy Metal qua các đoạn riff mạnh bạo trong các album như “Killers”, “Piece of Mind”, “Powerslave” và giữ vững thế đứng trong làng nhạc Hard Rock nhiều năm cho tới khi METALLICA xuất hiện. Trong khi tiếng bass của Iron Maiden trình bày vẫn ầm ầm như sấm (cộng với các đoạn riff là một sự phối hợp thường gọi là Classic Metal), ban nhạc VENOM đã giới thiệu một thể loại mới khác là Thrash Metal trong các đĩa “Black Metal” và “Welcome to Hell”. Có thể nói đó là nền tảng của thể nhạc Death và Black metal sau này. Trước đó, ban nhạc VENOM chỉ là một nhóm chơi nhạc không chính thức với tên gọi là Oberon, nay đã trở thành một ban nhạc cực mạnh trong thời kỳ này, cùng với MOTÖRHEAD, STAINED CLASS và RIOT với âm thanh mạnh mẽ khác thường đã truyền cảm hứng cho các ban nhạc mới nổi như METALLICA, EXODUS, SLAYER và MANTAS (sau này là DEATH). Những ban nhạc này đạt tới một lối chơi riêng biệt thật sinh động và tốc độ thật nhanh.
Vai trò của New Wave of British Heavy Metal tuy hiện hữu không bao lâu cũng đã được đánh giá cao hơn là việc kích thích được sự phục hưng thể loại Heavy Metal tại Anh quốc. Nó đã mang lại sức sống cho tuổi trẻ sẵn tràn đầy sinh lực, một sự sáng tạo phong phú không ngừng cho âm nhạc, tạo ra một sức truyền cảm mãnh liệt, một con đường cho Heavy Metal tiến hóa suốt thập niên 80. Với các ban nhạc sử dụng riff là cơ bản như JAGUAR, WITCHFYNDE kiểu cách, DIAMOND HEAD tài nghệ không lường, ANGEL WITCH tiềm tàng đầy năng lực, WITCHFINDER GENERAL với âm thanh nặng trĩu cùng xuất hiện trong thời kỳ này đã báo hiệu một vị trí vững chắc của Heavy Metal và đảm bảo sự tiến triển không ngừng của nó trong thế giới âm nhạc.

Tại Mỹ, cũng trong thập niên 80, thể loại Pop/Glam Metal đã bùng nổ biểu hiện như một sự trả miếng cho sự kiện vừa nói trên. VAN HALEN có mặt từ năm 1978, đã gầy dựng được một ban nhạc chuyên chơi ngoài trời tại các sân vận động, làm mê đắm thế giới qua tiếng đàn phù thuỷ của Eddie Van Halen và những màn trình diễn cuồng nhiệt của David Lee Roth. Ban nhạc JOURNEY nổi tiếng với tiếng đàn keyboard đã bán hàng triệu dĩa kể từ khi ra đời năm 1972. Các ban như ANGEL và FOREIGNER bắt đầu thâm nhập làng nhạc metal trong khi MONTROSE đã vững chân đi vào huyền thoại. Thực sự các fan đã trông đợi và hài lòng với sự xuất hiện của MOTLEY CRUE và RATT xuất thân từ Los Angeles với những bản nhạc lôi cuốn qua những tiếng đàn ngọt dịu mang âm hưởng của các ban cựu trào Anh quốc như SWEET và T-REX. Ngoài ra, 2 ban nhạc Mỹ quốc này còn gợi đậm trong trí nhớ của khán thính giả hình ảnh không phai nhòa của ALICE COOPER, DAVID BOWIE, NEW YORK DOLLS, KISS và GARY GlLITTER. Nhưng trong số đó cũng có những ban nhạc Glam Metal lại tỏ ra quá hào hứng đến độ cái gì cũng đeo lên người, ngoài quần áo da còn có lưới đánh cá, băng quấn ngang trán, đế giày đầy đinh nhọn, kể cả trang sức phụ nữ (!) và phấn son loè loẹt. MOTLEY CRUE có lẽ là một trong những ban ngự trị trên đỉnh cao âm nhạc thể loại Pop Metal thời 80 mà năm 83 đã gây một thành tích vẻ vang cho phong trào Metal Los Angeles qua đĩa "Shout At The Devil". Sự thành công này đã mang Heavy Metal hoàn toàn trở lại trên thương trường đồng thời gián tiếp giúp đỡ cho ban nhạc RATT đã bị đẩy lùi vào bóng tối và TWISTED SISTER cũng như QUIET RIOT cũ kỹ trở về với vị trí sáng ngời của họ. Những bài "Round and round", "We're Not Gonna Take It" và "Cum On Feel the Noize" đã đưa đến thành công cho các ban nhạc đến khắp thế giới và có ai ngờ, đã lót đường cho một hiện tượng mới ra đời: BON JOVI.
Bon Jovi (83) thành công chỉ kém DEF LEPPARD (77) một hạng, đã bán hàng triệu đĩa nhạc này sang hàng triệu đĩa khác, nghĩa là đã sáng tác hết "top ballad" này đến "hit ballad" khác liên tục không ngừng. Đĩa "Slippery When Wet" và "New Jersey" của Bon Jovi đã gây sóng gió trở lại thế giới như DEF LEPPARD khi xưa với đĩa "Pyromania" và "Hysteria". Hai ban nhạc này đã thành công trong việc hòa hợp vị thô chát, chói tai của Metal với tính quyến rũ của âm thanh nhạc Pop tạo nên được một âm sắc hoàn hảo cho giới trẻ đang nghiền nhạc trên MTV thời ấy (dù nhiều ý kiến cho rằng Bon Jovi không phải thực sự là Metal). Trong khi đó, MOTLEY CRUE và RATT đã sáng tạo một phong cách riêng cho nhạc của họ được chứng minh qua tất cả đĩa được phát hành và đạt được thành công rất lâu dài. Điều ấy được ví như là bóng tối của Pop Metal cho dù họ chỉ làm mờ nhạt được những ban nhạc nào không chứng tỏ rõ ràng được thực lực ngang tài. Các ban nhạc như KIX, FASTER P U S S Y CAT và L.A. GUNS không hưởng được một chút vẻ vang nào tuy đã phô trương lực lượng hết mình; trong khi KISS vẫn chứng tỏ được phong cách Pop Metal của họ như trong bài "Heaven's On Fire". Sau đó trong một thời gian dài, phong trào Pop Metal đã làm nhạt nhòa tiếng tăm của các ban nhạc có khuynh hướng và mang chút ít âm hưởng cổ điển như THUNDER, G.U.N và JUNKYARD. Kể cả THE CULT và JACKYL nổi lên đây đó như đang bềnh bồng trên mặt nước…

Tuy thế, Pop Metal dần dà trở nên quá "bình dân" và "hào nhoáng" quá độ nên cần một sức sống mới. Trong khi chính WHITESNAKE (77) là một ban nhạc Glam Metal bền vững từ thời 70 cũng dần dần cô đọng lại sự hiện hữu của mình và tàn lụi dần, người ta đếm lại trên đầu ngón tay và chỉ còn thấy BON JOVI, DEF LEPPARD và MOTLEY CRUE vẫn sống. Cục diện sân khấu bấy giờ cần một sự xuất hiện mới của một nhóm nào đó mà vẻ bóng loáng bề ngoài và sự dễ dãi quá độ là một điều không cần thiết, một ban nhạc nào đó chỉ cần nhô ra từ những con phố tối tăm và nhớp nhúa thôi. Và đó là GUNS n´ ROSES!

GUNS n´ ROSES là những gì mà Pop Metal đang khao khát chờ đợi. Đĩa "Appetite for Destruction" năm 87 là một loại sắt nung cháy bỏng, khô, chai cứng qua tiếng đàn ghi-ta của Shash đượm đầy nét blues và giọng ca của Axl Rose cất lên như cả thân người chỉ muốn treo tạm lên cây hoặc bám víu sơ sài vào cuộc đời này. Họ chen vào giữa ánh đèn sân khấu của các ban nhạc như HANOI ROCKS, THE ROLLING STONES và AEROSMITH với những bài như "Welcome to the Jungle", "Night Train" và "My Michelle" hoặc bài "Sweet Child O' Mine" thật là êm dịu. GUNS n´ ROSES đã vực lại được sự chú ý của thính giả và cứu nguy cho Pop Metal đang gần như bị dập tắt trên thương trường. Họ đã song song với MOTLEY CRUE làm chủ sân khấu trong khi DEF LEPPARD và BON JOVI đang tận hưởng sự nghỉ ngơi của mình rất dài lâu.

Sự xuất hiện của GUNS n´ ROSES không ngăn chặn các ban nhạc khác cùng đến. POISON và WARRANT là một trong những ban nhạc đáng kể trong số đó, mặc dù họ chẳng có gì hoàn toàn mới trong các sáng tác mà phải gọi là bình thường và dễ thuộc lòng, nhưng chính vì cách trang điểm và phục trang rực rỡ của họ đã gây chú ý và được phê bình rất kỹ. WHITE LION (83) cũng là một ban nhạc Pop Metal với các ca khúc hơi nhàm chán vì lập đi lập lại, tuy thế cũng có những bài gây xúc cảm mãnh liệt như là "Lights and Thunder", "If My Mind Is Evil" và "Leave Me Alone". Trong khi đó, người ta được thưởng thức một âm thanh dịu dàng của CINDERELLA qua một chuỗi những đĩa nhạc phát hành đều đặn, kể cả TESLA (85) cũng chơi nhạc giống như vậy. Tại Đức phải kể đến ban nhạc DOKKEN tràn đầy kinh nghiệm với tay ghi-ta George Lynch cùng với nghệ thuật trình tấu sống động cao độ mà ta không quên qua bài "Alone Again" chỉ chịu xếp sau bài "The Final Countdown" của EUROPE xuất thân từ Thuỵ Điển. Các ban nhạc như STRYPER, WINGER, GREAT WHITE, Mr. BIG, BAD ENGLISH, DAMN YANKEES và SLAUGHTER cũng góp phần hiện diện quan trọng trong vũ đài này. Nhất định không quên phải kể đến là ban nhạc SKID ROW với thành phần ban nhạc thay đổi như một trò mạo hiểm táo bạo sau sự thành công rực rỡ của đĩa nhạc đầu tay mang cùng tên ban nhạc.

Pop Metal còn đa dạng, mềm mại hơn khi các ban nhạc nữ bắt đầu xuất hiện nối tiếp sự nghiệp của THE RUNAWAYS (75) và GIRLSCHOOL (78) (trong phong trào New Wave of British Heavy Metal). Danh tiếng của họ đã tạo dựng một chỗ đứng vững vàng cho phụ nữ trên sân khấu nhạc Rock. Cô ca sĩ kiêm nhạc sĩ ghi-ta Joan Jett và ban nhạc THE BLACKHEARTS thể hiện đầy sức hấp dẫn trong bài "I love Rock n' Roll", trong khi đó LITA FORD quyến rũ mọi trái tim qua bài "Kiss Me Deadly". Hai thành viên cũ của ban nhạc THE RUNAWAYS không còn nổi tiếng nữa nhưng họ đã cùng với cô ca sĩ Doro Pesch trong ban nhạc WARLOCK (83) tạo được một ảnh hưởng của mình cho nhiều ban nhạc nữ khác như VIXEN mượt mà nhung lụa, L7 với phong cách mới, PHANTOM BLUE (87) huyền ảo và DRAIN S.T.H. (97) với thể điệu đầy ảm đạm.

Ở một nơi khác trong dòng nhạc Rock nghe như đã vang lên âm thanh có phần "nặng" và chất chứa nhiều tính chất “truyền thống” hơn qua những ban nhạc đã tạo nên những huyền thoại trong suốt thập niên 80. Đó là BLACK SABBATH và Ronnie James Dio đã xuất hiện trở lại với dĩa "Heaven & Hell" và "The Mob Rules". Cả hai đĩa được đón nhận nhiệt liệt này cho thấy một thay đổi trong giai điệu du dương hơn cũng như thể loại trình bày. Trong khi đó, Ozzy Osbourne sau khi rời Black Sabbath đã hiến dâng cho những người ham mộ nồng nhiệt của mình những giai điệu không quên như trong dĩa "Blizzard of Ozz", "Diary of a Madman" qua tay đàn mạnh bạo nhưng tuyệt vời của Randy Rhoads. Sự huy hoàng của Heavy Metal còn phải dành một ngôi cho những ban nhạc mới xuất hiện như SAVATAGE, “những ông hoàng sắt” MANOWAR, CIRITH UNGOL và ARMORED SAINT với phong cách riêng của họ. Nhiều ban nhạc lừng danh của thời 70 cũng đã trở lại với nhiều mức độ thành công khác nhau, nhưng không tạo ra được một sự xuất hiện đồng bộ của nền nhạc metal tiền phong, phần lớn bởi vì họ đã đánh mất chất nhạc nguyên thủy của mình hay là chính những cảm xúc mạnh mẽ ban đầu nay không tìm lại được.

[cont]
Về Đầu Trang Go down
yummy
Mod
Mod
yummy

Nữ
Tổng số bài gửi : 614
Age : 34
Đến từ : The hell
Tâm trạng : Lovin'
Thú cưng : Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ 116_marsss7
Thanked : 8
Points : 18377
Ngày tham gia : 12/11/2007

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ   Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ EmptyThu Apr 02, 2009 9:20 pm

Phần 4 : THRASH và POWER METAL


Trong khi Pop Metal bao trùm khắp nơi, các fan của MOTÖRHEAD và VENOM tỏ ra hoang mang khi nhận thấy Metal đã trở nên ngày càng "nhẹ" hơn. Điều đó cũng có nghĩa là đã để cho Pop Metal tiến dần vào dòng nhạc chính. Nhưng họ đã yên tâm nhanh chóng trở lại khi nghe làn âm thanh Thrash/Speed/Power metal trổi lên; dẫn đầu là ban nhạc METALLICA (81). (Power Metal đôi khi được tách rời ra nhóm thể loại này vì đặc điểm "epic" -sử thi- của bài nhạc). Metallica bắt đầu sử dụng kết hợp những đoạn riff phức tạp, giọng ca hệt như đang gầm gừ và dàn trống có hai bàn đạp để tạo ra một âm thanh kiên quyết và hung bạo mà vì thế không được chương trình phát hình MTV cũng như các đài phát thanh ủng hộ. Sau đó một thời gian ngắn, sự phát triển rất mạnh của MERCYFUL FATE và EXODUS (một ban nhạc Thrash Metal quan trọng của vùng Bay Area San Francisco) đã cùng với Metallica hội tụ các fan nghe nhạc "hard metal" lại gần nhau hơn.
Trong thời điểm này, có 3 ban nhạc khác cũng song hành với Metallica là MEGADETH, ANTHRAX và SLAYER. Megadeth được thành lập bởi Dave Mustaine (trước đàn trong ban Metallica) đã tạo ra một âm thanh mà sau này được mệnh danh là Techno-Thrash. Đặc điểm của lối chơi này là thay đổi nhiều nhịp điệu và các đoạn riff cực kỳ phức tạp làm nền cho giọng hát như “gầm gừ” của Mustaine. Trong khi đó, Anthrax chuyên chơi các đoạn riff như đánh tới tấp và thử nghiệm thể loại Rap. Slayer mạnh bạo hơn với những cú riff đập thật mạnh trong khi các thành viên khác khai thác triệt để cái gọi là "hình tượng Sa-tăng". Ban nhạc SUICIDAL TENDENCIES cũng đạt được mức độ thành công đáng kể với đĩa "Lights…Camera…Revolution" kết hợp chặt chẽ ảnh hưởng của thể loại Punk, Alternative, Rap với giọng ca như đang dạo chơi lang thang của Mike Muir. Nếu kể đến TESTAMENT, phải nhắc đến thời giữa những năm 80, họ đã thành công vang dội qua những đĩa như "Pratice What You Preach" và ngay cả đĩa "Souls of Black" dù không thỏa mãn yêu cầu của các fan hoàn toàn. Phải nhấn mạnh thêm, Testament đã được mệnh danh là 1 trong 4 ban gọi là "Big Four" (Tứ Trụ) của thể loại Thrash trước khi Slayer vượt qua mặt với tuyệt phẩm mà ai cũng cho rằng là một trong những đĩa nhạc Thrash hung bạo nhất đến nay: "Reign In Blood" (86).

Toàn bộ phông cảnh này sẽ bị hạ xuống từ lâu nếu không có sự ủng hộ của cả một hậu trường kỹ thuật vĩ đại mà các bài thử nghiệm (demo) và thu âm chính (record) được nhanh chóng trao đổi cũng như được phân phối khắp toàn thế giới. Các ban nhạc như EXCITER, OVERKILL, NUCLEAR ASSAULT, DARK ANGEL và một số ban khác tuy không nổi tiếng rầm rộ nhưng cũng được biết đến qua thể loại Thrash này đã tạo được sự phát triển của phong trào một cách mạnh mẽ. Thêm vào đó, ngoài các ban nhạc chiếm chủ lực trong vùng San Francisco Bay Area nói trên, nước Đức đã bồi dưỡng cho sự nhiệt tình sôi nổi toàn diện trên thế giới được gọi là quan trọng nhất trong bức màn Thrash Metal này với sự ra đời của những ban nhạc như DESTRUCTION, KREATOR, TANKARD và SODOM. Sự cung cấp tài năng cho phong trào này giống như là tiêm thêm một liều thuốc vào sự kiện mà thời đó được gọi là "Teutonic Thrash" (teutonic = thuộc chủng tộc Đức). Nhưng tóm lại, mặc dù thế, Thrash Metal vẫn chưa đạt được tuyệt đỉnh huy hoàng mà nó đang cố gắng phấn đấu…

Cuối cùng, năm 1986, Thrash Metal mới thành công thực sự với siêu phẩm "Master Of Puppets" của Metallica. Đĩa này đã mang lại một đĩa vàng cho họ sau khi bán được trên 500.000 đĩa. Sự kiện này đã phóng nhanh Slayer, Anthax và Megadeth vào quỹ đạo; kể như Thrash Metal đã hoàn toàn làm chủ trên thương trường. Câu trả lời cho Pop Metal đã thỏa đáp bởi sự hình thành một thể loại âm nhạc ác liệt nhất và nhất định không nhượng bộ! Tuy vậy, cũng giống như Pop Metal, có rất nhiều ban nhạc xuất sắc khác không đạt được đúng sự mong muốn của họ, thí dụ như FLOTSAM & JEZSAM, WRANTHCHILD AMERICA, SACRED REICH, ANVIL, CORONER và MEKONG DELTA. Họ đã sáng tác nhiều đĩa thật hay nhưng không bao giờ được ủng hộ đầy đủ. Ban nhạc VOIVOD cũng không được đón nhận hoàn toàn sau khi đã chuyển sang hướng Progressive Thrash Metal. Một thời gian sau đó, ban nhạc ANGEL RAT đã làm nổi bật một dòng âm thanh khác lạ đối nghịch với những ban sáng chói như DIMENSION HARTOSS và NOTHINGFACE, nhưng tiếc thay, họ không xâm nhập được thị trường như ước muốn.
Một khuynh hướng khác bất ngờ xảy ra trong những năm cuối thời kỳ 80 chiếm được ảnh hưởng sâu đậm trong làng nhạc chính là Power Metal. Đó là một thể loại dựa trên "tốc độ nhanh" và "âm thanh mạnh bạo" của Speed Metal kết hợp với những bài nhạc mang chủ đề có tính chất anh hùng ca (epic). Đặc trưng của Classic Metal vì thế như được nhân gấp bội. Power Metal có thể được chia thành 2 loại, căn bản là loại "American" mà điển hình là các ban như METAL CHURCH, SAVATAGE, JAG PANZER và MANOWAR. Một dạng khác bất chấp tỷ lệ phải có của tính chất "epic" nói trên kế thừa bởi Thrash Metal và vẫn nghiêng về phần trình diễn gay gắt, ác nghiệt hơn. Trong khi đó, Melodic Power Metal hay còn gọi là Power Metal của Âu châu là một thể loại tập trung vào sự kết hợp giữa "speed" (tốc độ nhanh) và "classic" (cổ điển), thỉnh thoảng chêm vào một chút cải tiến mà các ban nhạc như RUNNING WILD và đặc biệt là RAGE đã chơi. Tuy thế, Power Metal chưa được phổ biến rộng rãi cho đến khi đĩa "Keeper Of The Seven Keys" của HELLOWEEN (84) được tiêu thụ trên 1 triệu bản. Giọng ca của Michael Kiske làm mọi người sững sờ kinh ngạc! Anh đã đưa Helloween thành một hình ảnh riêng của Power Metal với những giai điệu, hoà âm không bao giờ quên được mà trước đây người ta tưởng chỉ nhận thấy qua Iron Maiden (76). Toàn bộ sự việc này tạo thành một chấn động thình lình cho Power Metal, gây cảm hứng cho những ban nhạc khác đồng loạt xuất hiện như BLIND GUARDIAN (88) và ICED EARTH (91) cũng như đã thúc đẩy các ban nhạc cựu trào Proto-Power Metal như RIOT (73) thích ứng ngay vào phong trào.

[cont]
Về Đầu Trang Go down
yummy
Mod
Mod
yummy

Nữ
Tổng số bài gửi : 614
Age : 34
Đến từ : The hell
Tâm trạng : Lovin'
Thú cưng : Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ 116_marsss7
Thanked : 8
Points : 18377
Ngày tham gia : 12/11/2007

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ   Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ EmptyThu Apr 02, 2009 9:22 pm

Phần 5 : DEATH METAL – BLACK METAL



Từ Thrash Metal, một dòng nhạc metal cực kỳ ác liệt khác từ trước đến giờ được sinh ra đời: DEATH METAL. Những ban nhạc đánh dấu sự xuất hiện đầu tiên của thể loại này là HELLHAMMER với đĩa "Apocalyptic Raids 1990 A.D.", DEATH với "Scream Bloody Gore" và THE POSSESED trong đĩa "Seven Churches" năm 85 mà sự thành công về thương mại của họ chưa hề được bàn đến. Tiếng ghi-ta nặng nề như dây đàn bị chùng xuống hết mức, nhịp điệu thay đổi từ tốc độ nhanh như sắp gây ra tai nạn trên đường xa lộ cho đến chậm chạp như răng ai nghiến khi giận dữ nhưng không dừng hẳn lại được, tiếng trống với 2 bàn đạp là căn bản, còn ca sĩ thì đổi giọng lanh lảnh đến như muốn làm thủng màng nhĩ người nghe sang giọng gầm gừ như không thoát ra khỏi yết hầu, tất cả chỉ có thể nhận thức bằng trí óc thôi! Đĩa "Welcome to Hell" của ban nhạc VENOM đã cho thấy sự trỗi dậy của Death Metal rất là tinh tế mà các ban nhạc khác chỉ còn một nhiệm vụ là đoan chắc điều này một lần nữa. CELTIC FROST bắt đầu nối tiếp sự nghiệp Death metal qua những màn trình diễn của họ sau đó, nhưng tiếc thay, chính vào lúc này, các ban nhạc metal khác lại chuyển hướng sang [Ii]Metalcore nên Death Metal bị lung lay tận gốc rễ.

Sau đó các ban nhạc SEPULTURA, OBITUARY và MORBID ANGEL đã cố gắng khai quật lại nấm mồ của Death Metal. "Beneath The Remains" của Sepultura và "Slowly We Rot" của Obituary đã vực dậy được sự yêu thích của các fan và kéo lên được bức màn Death Metal lên đến đỉnh sân khấu thành một dòng nhạc metal mạnh mẽ, đẩy mạnh phong trào cho các ban nhạc mới xuất hiện cũng như thổi một khí lực mới vào các ban nhạc như MALEVOLENT CREATION, CANNIBAL CORPSE, FUDGE TUNNEL và các ban cải cách (Progressive) khác như BELIEVER, PESTILENCE, ATHEIST và CYNIC. Đặc biệt cho những ai thích dòng nhạc jazz cũng có thể tìm thấy cảm hứng lạ lùng của jazz-death metal qua 3 ban nhạc vừa kể sau. Phải nói rằng, thể loại Death Metal sống mạnh nhất tại Thụy Điển, nơi mà ban nhạc ENTOMBED chứng tỏ được truyền thống của dòng nhạc và gợi hứng cho những ban nhạc theo sau khác như là DISMEMBER, EDGE OF SANITY và HYPOCRISY. Tuy nhiên, Death Metal vẫn tự đình trệ trong việc sử dụng lại các bài bản với khuôn phép như đã học thuộc lòng. Trái ngược với sự thành công vững chắc của MORBID ANGEL hoặc là DEICIDE cũng như song song với việc thường xuyên cải tiến kỹ thuật của DEATH trong các đĩa "Human", "Individual Thought Patterns" và "Symbolic", những ban nhạc mới lại dậm chân tại chỗ và thay vì sửa sai, đổi mới, họ đã giúp cho việc dựng lại tấm bia trước mồ chôn Death Metal!

Trong những năm cuối thời 80, Death Metal có một biến dạng cực đoan khác là GRINDCORE mà nó cũng muốn tách ra khỏi nguồn và tự lập. Không ngần ngại mà cho rằng NAPALM DEATH là đại diện tiêu biểu qua những đĩa như "Scum", "Harmony Corruption" và "Utopia Banished" với một âm thanh kể như không còn yếu tố nào gọi là có hoà âm hay có giai điệu nào cả. Thể loại này xem như là biên kỳ tuyệt đối của Heavy Metal, bởi vì nó phá vỡ hoàn toàn các kết cấu âm nhạc để dựng lên một loại mới mà hiếm ai cũng có thể gọi đó là nhạc được! Chính vì đặc điểm này mà Grindcore chỉ chợt loé sáng như những ban nhạc SCORN, các ban nhạc khác như CARCASS, GODFLESH, TREPONEM PAL hoặc PITHSHIFTER đã dần chuyển sang hướng khác tương đối "vào quỹ đạo" hơn.

Trong khi đó, đầu những năm 90 những ban nhạc như TIAMAT, THERION, SENTENCED và CEMETARY hoàn toàn loại bỏ âm thanh Death Metal và truy tầm nhiều tính chất khác như Progressive, Doom và Classic trong các sáng tác của họ. Điều này gây ảnh hưởng đến các ban nhạc khác trong việc sáng tạo một dòng nhạc Death Metal vì nhiều khuynh hướng khác nhau và phức tạp trong việc nhận dạng thể loại này. CARCASS và đĩa "Heartwork" năm 94 của họ đã lót đường cho một luồng gió mới thổi vào cái nôi của phong trào NWOSDM (New Wave Of Swedish Death Metal). AT THE GATES, DARK TRANQUILLITY và IN FLAMES khởi xướng theo với sự kết hợp sức mạnh của Death Metal và giọng hát của ca sĩ cùng với một giai điệu du dương hơn. Có ý kiến cho rằng, tính chất mới của thể loại này giống như khi ta tưởng tượng đang nghe IRON MAIDEN chơi Death Metal với một sự mê đắm dữ dội, kết quả của việc sáng tác hài lòng vừa ý nhất, sự biểu diễn tài tình của các nhạc sĩ và nhất là cảm giác tuyệt vời của giai điệu nhạc làm rung động ta hơn.

Tuy là một nhánh của Death Metal, BLACK METAL đứng hẳn một bên góc khác và được xem là một loại nhạc ồn ào chỉ được phát hành thật ít. "Black" là màu đen theo nghĩa hẹp, và rộng hơn là hình ảnh của Satan mà trước kia, vào những năm đầu thời 80 ai cũng biết đến qua ban nhạc BATHORY. Mặc dù các ban như SLAYER và VENOM được mệnh danh là Black Metal trong thời bởi vì những hình ảnh ma quái của quỷ Satan, tính chất trung thực nhất để diễn tả Black Metal chỉ qua những bài thành công nhất của BATHORY. Đó là những tiếng than thở như vang rền từ lòng đất làm rối bời tai người nghe vì có cảm giác như tiếng ấy không thoát lên khỏi mặt đất được, đó là những nhịp phách của trống đánh như trời gầm, tiếng đàn điện đôi khi vô cùng "ngược tông" (distorted) nhưng vẫn giữ âm lượng vừa phải, tuyệt đối không có giai điệu gì, chỉ bàng bạc một hình tượng Satan huyền ảo và ngoại giáo. Ngay sau khi luồng sóng âm thanh của Black Metal bắt đầu được truyền đi, nước Na Uy đã cung cấp ngay những ban nhạc theo chủ nghĩa hư vô này qua các ban nhạc IMMORTAL, DARKTHRONE, BURZUM nối gót MAYHEM là một ban nhạc không thể nào không được nhớ đến chất hoang dã đến tận cùng của họ. (Phần nói về Inner Circle được loại bỏ.)

Làn sóng thứ nhì của Black Metal vẫn còn hiện hữu đến ngày nay và trở thành phổ biến trong thời kỳ 90 là các ban nhạc như CRADLE OF FILTH, EMPEROR, SATYRICON, DIMMU BORGIR và DARK FUNERAL. Họ đã mang thêm vào các sáng tác nhiều yếu tố tác động mới qua việc tăng thêm tiếng đàn keyboard tạo vẻ huyền bí và nhạc dân ca của xứ Scandinavian. Mặc dù bắt đầu từ đây họ đã rời bỏ tính chất phạm tội của những ban nhạc tiền phong trong quá khứ, âm thanh Black Metal vẫn hoang dại, không nhượng bộ trước một phản công nào và chịu hưởng một chút lợi nhuận trên thương trường mặc dù đã hiên ngang vượt qua biên giới của trào lưu cũ mang lại một phong cách mới cho Black Metal. Trong khi đó, những thần tượng xưa kia như SAMAEL và BATHORY đã thoát hẳn ra bản rập khuôn cũ từ lâu. Samael chẳng hạn, được xem như là một ban nhạc Black Metal chính thống đã giới thiệu trong đĩa "Passage" những bài nhạc có tiết tấu chậm hơn xưa nhưng lời nhạc "đen tối" hơn, tiếng trống, tiếng đàn kể cả giọng hát đều được đắm mình trong một dàn hoà âm điện tử vĩ đại.

[cont]
Về Đầu Trang Go down
yummy
Mod
Mod
yummy

Nữ
Tổng số bài gửi : 614
Age : 34
Đến từ : The hell
Tâm trạng : Lovin'
Thú cưng : Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ 116_marsss7
Thanked : 8
Points : 18377
Ngày tham gia : 12/11/2007

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ   Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ EmptyThu Apr 02, 2009 9:25 pm

PHẦN 6 : DOOM METAL – GOTHIC METAL


Death Metal phát sinh từ Thrash Metal với lối chơi càng nhanh càng tốt tạo thành một thời trang cho những ban nhạc "nặng", nhưng cũng có nhiều nhạc sĩ đã quyết định chơi ngược lại, nghĩa là càng chậm càng thích. Ngừơi ta đã bắt đầu nhận thấy điều này qua WITCHFINDER GENERAL, TROUBLE và SAINT VITUS. Các ban này nằm trong danh sách những ban nhạc hay nhất từ thời kỳ của BLACK SABBATH đã tiến dần sang một tính cách mới của metal qua những đoạn riff mạnh bạo và thỉnh thoảng chêm vào những khúc nhạc buồn thê lương.

Sau đó, có nhiều ban nhạc tiếp tục con đường vừa mới khai thông của họ và làm cho khung cảnh trầm buồn không nhìn thấy bầu trời ấy thêm một độ cao. ANGEL WITCH chẳng hạn, tự xếp mình vào hàng ngũ và đã đi đầu trong việc mang hết những làn hơi của Doom Metal vào các sáng tác của mình cộng với chất giọng rất phù hợp với thể loại này là opera. Điển hình là CANDELMASS của Thuỵ Điển qua đĩa "Epicus Doomicus Metallicus". PENTAGRAM cũng còn đấy, xuất hiện trở lại cùng lúc với OBSESSED và DREAM DEATH (sau này đổi thành PENANCE). Doom Metal tuy thế cũng chưa thể hiện được một sự diễn đạt như ý cho đến khi PARADISE LOST và CATHEDRAL xuất hiện (thành viên cũ của các ban nhạc chuyên chơi death, thrash và punk). Với đĩa "Gothic", Paradise Lost đã kết hợp âm thanh keyboard trải dài làm nền với tiếng ghi-ta đánh vụt nhanh rồi chìm hẳn trong khi giọng hát vẫn mang âm hưởng của Death Metal và vì thế được gọi là "doom-death". Ban nhạc Cathedral làm sống lại hình ảnh của một Black Sabbath tân thời sau khi cũng thử nghiệm với chất doom-death vừa kể và còn tăng thêm nỗi hãi hùng qua tiếng gào thét đến chói tai. Với sự thành công của hai ban nhạc này, nhiều ban nhạc mới sinh ra đời và Doom Metal trở nên chìm lắng trong một sắc thái vô cùng đa dạng: dàn nhạc với nhiều nhạc cụ khác nhau, giọng hát soprano, âm thanh "nặng nề" của Death Metal, ca sĩ nữ là chính, nhưng toàn cảnh vẫn không mất đi sắc thái chậm rãi, kỳ dị và tràn đầy xúc cảm. Trong thế giới metal dần dần xuất hiện nhiều ban nhạc muôn hình muôn vẻ, kiểu Death là những ban nhạc như SORROW, CREMATORY và OPTHALAMIA * qua đĩa đầu tay "Journey in Darkness"; kiểu Sabbath là COUNT RAVEN, SLEEP, INTERNAL VOID và IRON MAN; kiểu chính thống phải kể đến là SOLITUDE AETURNUS và MEMENTO MORI; theo lối Louisiana ** và Crowbar là EYEHATEGOD; còn MY DYING BRIDE và ANATHEMA thuộc phái tiến hóa.

Gần đây, Doom Metal càng ngày càng mang đậm chất gothic và âm thanh nghe như bao trùm đầy ắp bầu khí quyển mà giọng nữ soprano nay lại song hoà với giọng nam trầm lắng hầu như trở thành chủ lực. THEATRE OF TRAGEDY và TRISTANIA có lẽ đã được thành lập để đại diện cho tính chất mới này. Dĩ nhiên điều khẳng định này không hạn chế cỉ bởi 2 ban nhạc này mà bỏ quên những ban nhạc mới nhập vào dòng cũng như nhiều yếu tố khác cho thấy sự phân biệt tinh vi của Doom Metal. TIAMAT và THE 3rd AND THE MORTAL đã sử dụng đàn thùng nhiều hơn, đôi khi gợi nhớ lại hình ảnh của Pink Floyd khi trước. Theatre of Tragedy còn chuyển hết toàn bộ các nhạc cụ sang thành một dàn điện tử bắt đầu từ đĩa “Aegis” cho thấy sự kết hợp chặt chẽ giữa gothic và metal một cách tài tình.

Trong khi đó, trở lại thời 80 và đứng ngoài sân khấu Doom Metal là Glenn Danzig (sau khi THE MISFITS tan vỡ đã thành lập ban SAMHAIN năm 83). Âm thanh của Samhain còn nặng hơn, gây "sốc" nhiều hơn The Misfits khi trước. Nhưng sau khi thu âm đĩa "November-Coming-Fire", Danzig lại giải tán Samhain và lập ra ban nhạc mang tên mình là DANZIG. Đĩa nhạc cùng tên anh "Danzig" diễn tả một trạng thái bất đồng giữa giai điệu và cường tráng, tất cả như xoáy vào tâm hồn sâu sắc của anh. Phong cách duy nhất vô song này được thể hiện trong suốt 4 đĩa đáng chú ý nhất của anh, gợi cho thính giả nhớ lại thời kỳ của Black Sabbath cùng với hình ảnh ma quái của Satan và chỉ được chuyển hướng sau khi thể loại Industrial Metal xuất hiện sau này. Song song với những ban nhạc vừa kể trên, LOUDNESS (được biết đến tại những nơi khác ngoài Nhật từ năm 85 với đĩa "Thunder in the East") và KING DIAMOND (ca sĩ King Diamond trước là thành viên trong ban Mercyful Fate) cũng giữ được âm thanh nguyên thủy của heavy metal suốt thập niên 80. Sau đó, King Diamond dần dà từ bỏ Speed Metal cũng như đổi giọng hát giữa những đoạn trầm như đang lẩm bẩm một mình với tiếng kêu thét vang kinh dị. Trong khi đó, ban nhạc Loudness của xứ Phù tang vẫn phát hành những đĩa đầy sắc thái mạnh mẽ như "Soldier of Fortune" (tên đĩa này trùng hợp với nhiều đĩa của các ban nhạc khác như Thin Lizzy, Deep Purple, Eric Burdon). Các ban như GWAR (God What an Awful Racket), HAUNTED GARAGE, GREEN JELLY hầu như chỉ gây ấn tượng qua phần trình diễn thời trang, sân khấu và phim ảnh nhiều hơn là âm nhạc. Ban nhạc W.A.S.P. được lắm kẻ ưa nhiều người ghét cũng nằm trong danh sách này.

Chú thích thêm:
* Tác giả viết là Winter nhưng đó là tay trống của ban nhạc Edge of Sanity. Ban nhạc Opthalamia là một ban phụ được thành lập bởi ca sĩ Legion của Marduk, tay ghi-ta của Vondur là anh chàng It, tay bass Night trong ban Swordmaster và Winter như đã nói.

** Chính ra là The Louisiana First Mass Choir với đĩa duy nhất là "I belong to God" và những giọng ca mạnh, trữ tình tha thiết của Tramaine Hawkins, Ruby Terry, Edwin Hawkins và Lynette Hawkins-Stephens

*** Đĩa này đặc biệt ca tụng các vị nữ thần đẹp tuyệt trần như Venus, Siren, Poppapea, Lorelei...

[cont]
Về Đầu Trang Go down
yummy
Mod
Mod
yummy

Nữ
Tổng số bài gửi : 614
Age : 34
Đến từ : The hell
Tâm trạng : Lovin'
Thú cưng : Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ 116_marsss7
Thanked : 8
Points : 18377
Ngày tham gia : 12/11/2007

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ   Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ EmptyThu Apr 02, 2009 9:31 pm

Phần 7 : GUITAR VIRTUOSO và PROGRESSIVE METAL


Làng nhạc Heavy Metal ngày càng đa dạng hóa, nhiều nhạc sĩ đã quyết định tự đưa tài năng của mình lên cao hoặc sang một bình diện khác. Một trong những nhạc sĩ này phải đề cập đến giới ghi-ta bậc thầy. Đầu tiên phải nhắc đến JOE SATRIANI và học trò của ông là STEVE VAI (1960) và YNGWIE MALMSTEEN (1963). Joe Satriani được mệnh danh là "nhạc sĩ tây ban cầm của những nhạc sĩ tây ban cầm khác" (The guitarist's guitarist) qua những tuyệt phẩm như "Surfing With The Alien" và "The Extremist". Steve Vai (chuyên chơi đàn 6 dây) cũng có một sự nghiệp vinh quang như khi đã từng trình diễn chung với FRANK ZAPPA (1940-1993) và WHITESNAKE (1977). (Vai đi lưu diễn với Zappa, được ưu ái tặng cho danh hiệu "Stunt Guitarist" (Nhạc sĩ đàn tây ban cầm kỳ tài) và "Littel Italian Virtuoso" (Nghệ sĩ bậc thầy bé bỏng của Ý Đại Lợi. Nên tìm nghe: "Tinsel Town Rebellion" hoặc "You Are What You Is")

Yngwie Malmsteen được nổi danh từ những sáng tác có âm điệu Heavy Metal kết hợp với dàn nhạc giao hưởng. Tay anh khéo léo lướt trên những dây đàn như không hề đụng qua. (Malmsteen còn nổi tiếng qua những vụ chỉ trích về tính tự cao và tinh thần hướng ngoại.) Trong khi đó, tay trống HERMAN RAREBELL của ban nhạc Scorpions, tay ghi-ta STEVE MORSE (1954, trước kia chơi trong các ban Kansas, The Dixie Dregs và Deep Purple), Richie Kotzen (Poison, Mr.Big) cũng như JASON BECKER (thành lập ban Cacophony) đã tiếp tục tự tạo tên tuổi riêng qua những đĩa đơn và làm việc chung với các ban nhạc hoặc nhạc sĩ khác trong một thời gian ngắn. Sau nhiều năm, tình trạng nổi bật của việc sử dụng các nhạc khí đa dạng phát triển dần dần, tuy thế, chỉ có một số ít nhạc sĩ thực sự thành công về thương mại và đạt được phương tiện truyền thông rộng.

Trong thời kỳ cực thịnh của Thrash và Pop Metal và trong khi dòng Instrumental đang cố gắng đẩy phần kỹ thuật tân tiến tới trước, 2 ban nhạc sau đây đã góp phần cho Progressive Metal vươn tới trước: QUEENSRYCHE và FATES WARNING. Suốt thập niên 80, RUSH ngày càng chơi nhẹ hơn, Progresssive Rock đã mất nhiều sức thu hút từ cuối thời 70, vì thế Progressive Metal cũng trở nên yếu kém. Queensryche bị ảnh hưởng nên đĩa " The Warning" và "Rage for Order" không thành công hoàn toàn. Nhưng sau đó, đĩa vàng "Operation:Mindcrime" đã củng cố chắc chắn cho tiếng tăm của họ. Đĩa "Empire" đạt được một đĩa bạch kim với số bán ra hơn 1 triệu nhờ vào bản nhạc danh tiếng "Silent Lucidity". Sáng tác này thể hiện rõ thể loại Heavy Metal được viết bởi tay ghi-ta CHRIS DeGARMO kỳ danh. Trong khi đó, Fates Warning không sôi nổi hơn nhưng đã chứng tỏ thực lực vững vàng trong đĩa "Awaken the Guardian" và "Perfect Symmetry". Các ban nhạc khác như CRIMSON GLORY với âm điệu Progressive Metal êm dịu và KING's X với dàn đồng ca cùng những cú riff nặng (sau này Galatic Cowboys còn "đấm" mạnh hơn) nhập hẳn vào dòng nhạc đang mang tính chất khá phức tạp này, nhưng cũng vì thế mà Progressive Metal luôn được phục hồi cho đến năm cao trào 1983 qua đĩa xuất sắt của Rush là "Counterparts" mà khuynh hướng của họ ngày càng chơi nặng nề hơn…

[cont]
Về Đầu Trang Go down
yummy
Mod
Mod
yummy

Nữ
Tổng số bài gửi : 614
Age : 34
Đến từ : The hell
Tâm trạng : Lovin'
Thú cưng : Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ 116_marsss7
Thanked : 8
Points : 18377
Ngày tham gia : 12/11/2007

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ   Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ EmptyThu Apr 02, 2009 9:33 pm

Phần 8 : HARDCORE /METALCORE – INDUSTRIAL METAL


Trong khi QUEENSRYCHE, FATES WARNING và RUSH đang tạo ra một thể loại nhạc phức tạp qua những lời ca chứa đựng một sự hiểu biết rộng từ triết lý đến khoa học giả tưởng, nhiều ban nhạc mới đã trình bày một thể loại khác gọi là Hardcore, đứa con của Heavy Metal và Punk Rock. Hardcore vì thế tương tự như Punk Rock vì dễ hiểu lời hát tuy vẫn đậm màu sắc chính trị, nền âm thanh là Heavy Metal, phổ biến nhất ở 2 thành phố Washington DC và New York City. Trong đó đáng kể đến trước tiên là BAD BRAINS, ban nhạc chơi loại Hardcore tinh vi nhất với một hỗn hợp của Jazz, Reggae, Metal, Punk, điển hình qua các đĩa "I against I" và "Rock For Light". Ban nhạc BLACK FLAG muốn như nổi lửa khắp thế giới với những câu lập đi lập lại như "I've heard it all before, don't wanna hear it again" (tạm dịch như là "Nghe rồi, khổ lắm, nói mãi"). Giọng hát của Henry Rollin gào thét thất thường, tiếng đàn của Greg Ginn nghe rất nghịch tai, tất cả được gói ghém lại trong đĩa "Damaged" rất thành công trong năm 1981. Đồng lúc đó, ban nhạc DEAD KENEDYS là đại diện cho quan điểm chính trị rõ ràng nhất qua các tác phẩm mà Jello Biafra là bộ óc chính. MINOR THREAT đứng hẳn về phía chống chủ nghĩa tuân thủ pháp luật qua những màn trình diển rất sôi nổi của họ. Đóng góp cho sân khấu Hardcore trong triều đại của Pop Metal còn phải kể đến nhiều ban nhạc khác nữa như là THE CIRCLE JERKS, D.O.A., HUSKER DU, MURPHY´S LAW ....

Trong khi BLACK FLAG và BAD BRAINS là 2 ban nhạc luôn đặt các ty cảnh sát khắp nước Mỹ trong một tình trạng báo động, nhiều ban khác đã chuyển hướng từ Hardcore tinh khiết sang Metalcore mà phần cơ bản vẫn là kết hợp với Heavy Metal. DISCHARGE là ban nhạc đầu tiên khởi xướng phong trào này qua bài "Hear Nothing, See Nothing, Say nothing" trong đĩa "Never Again" năm 84. Sự thành công này dẫn đầu cho hàng loạt các ban nhạc nổi danh khác trong suốt thời kỳ 80 sau đó như DIRTY ROTTEN IMBECILES (viết tắt là D.I.R. chuyên kết hợp hardcore với thrash) đã cho ra đời những đĩa tiêu biểu như "Crossover" và "Definition", CORROSION OF CONFORMITY qua đĩa "Eye for an Eye" và "Animosity" **. Hai ban nhạc này được đánh giá có công lao nhất lôi kéo sự chú ý của giới hâm mộ Hardcore/Heavy Metal nhiều nhất và dọn mâm cỗ sang trọng ngon lành cho ban nhạc theo sau là STORMTROOPERS OF DEATH (S.O.D.). Đĩa "Speak English Or Die" có lẽ là một đĩa với những lời mỉa mai, châm biếm kiểu "khôi hài đen" nhất trong thể loại Crossover này! Ca sĩ Billy Milano cùng các thành viên khác trong ban này (xuất thân từ các ban nhạc Antrax và Nuclear Assault) đã được mệnh danh là ban nhạc Metalcore xuất sắt nhất. Sự mong mỏi được trông thấy ngày tái hợp của ban nhạc đã được thỏa mãn qua đĩa "Bigger Than The Devil" năm 1999. Thể loại Crossover này hiện nay không gặt hái được sự thành công đáng kể như trong những năm 80 và Hardcore chỉ còn tìm thấy ẩn hiện đâu đó qua những ban nhạc như FUGAZI (87), THE JESUS LIZARD (87), MADBALL (94) và BIOHAZARD (88).

Khoảng 5 năm sau chót của thời 80, một thể loại Heavy Metal khác bắt đầu trỗi dậy bước vào thương trường. Đó là Industrial Metal với đặc trưng nổi bật nhất là việc sử dụng các nhạc cụ điện tử như "drum machines" (trống máy) và "synthesizers" (dàn máy tạo ra được nhiều âm thanh khác nhau). Người ta nhớ lại sáng kiến này đã do ban nhạc SWANS *** và KILLING JOE trình làng. Nhưng Industrial Metal chỉ thực sự phát triển nhanh chóng nhờ những phát pháo của các ban như SKINNY PUPPY, CONTROLLED BLEEDING, COP SHOOT COP và GODFLESH, tuy rằng nhìn chung, phong trào này còn nằm trong tầm nhìn xa xăm của mọi người. Đột phát cuối cùng là do ban MINISTRY của Alain Jourgensen (người Cuba) và những đĩa cực kỳ gây ấn tượng mạnh là "Twitch", "The Mind Is A Terrible Thing To Taste" và "Psalm 69: The Way to Succeed & The Way to Suck Eggs". Đoạn video của bài nhạc "Jesus Built My Hotrod" được ưa chuộng nhất, còn những bài như "Just One Fix" đã giúp cho việc duy trì sự lớn mạnh của Industrial Metal.


Chú thích thêm

** Sự thực là yếu tố Punk còn phảng phất rất nhiều qua lời ca mang nét chính trị, tuy rằng không còn thẳng thừng nữa mà tinh tế hơn.

*** Lúc đó, Swans đã làm mọi người bối rối, và họ đã nhận được đủ thứ danh hiệu cho lối chơi này, nào là Experimental rock, Noise Rock, Dark Ambient...

Ở đây, tác giả phân biệt giữa Hardcore và Metalcore như 2 thể loại khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn là một, đó là HARDCORE PUNK, một thể hình về âm nhạc và tư tưởng giống hệt PUNK. Sự khác biệt đôi chút phải nói là „quá khích“ hơn, từ sự diễn tả qua hình thức đến nội dung, tất cả như đã được đưa lên chót vót đỉnh nhọn của một ngọn núi, không còn khả năng nào tiến thêm nữa, họa may là „bay” lên! Các ban nhạc này vì thế mà không sống dai? Tất cả đều giải tán 2, 3 năm sau đó. Hardcore/Metalcore dừng chân lại vĩnh viễn trên đỉnh núi hoặc đã biến mất?

Industrial Metal và Hardcore/Metalcore cùng gặp nhau trên một đường đi. Các ban nhạc có chung một suy nghĩ điên cuồng giận dữ về xã hội đương thời và bày tỏ chúng qua một bức tường âm thanh dày đặc những tiếng ghit-ta méo mó, sắt cạnh, lập đi lập lại không ngừng... Trong số đó, chỉ có Nine Inch Nails (89) tỏ một thái độ “mềm” hơn một chút với những giai điệu nghe “mỏng” hơn và cũng nhờ thế mà thể loại Industrial Metal đến gần với mọi người hơn, nhất là qua đĩa “Pretty Hate Machine”. Sự việc tiếp cận được với quần chúng đó đã mang thể loại Industrial Metal này vào dòng nhạc Alternative Metal chính mà không đánh mất nguồn gốc của mình là Hardcore Punk.

[cont]
Về Đầu Trang Go down
yummy
Mod
Mod
yummy

Nữ
Tổng số bài gửi : 614
Age : 34
Đến từ : The hell
Tâm trạng : Lovin'
Thú cưng : Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ 116_marsss7
Thanked : 8
Points : 18377
Ngày tham gia : 12/11/2007

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ   Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ EmptyThu Apr 02, 2009 9:44 pm

Phần 9 : ALTERNATIVE METAL – NIRVANA's GRUNGE – PROGRESSIVE METAL



Gần cuối thập niên 80, Metal nói chung lại một lần nữa trở thành một loại nhạc không có sức sáng tạo nào mới. Những ban nhạc Pop và Thrash Metal trình bày quá giống nhau và chỉ thấy còn vài ban nhạc cũ. Trong làng nhạc Rock/Heavy, MÖTLEY CRÜE, GUNS N' ROSES và METALICA vẫn có ảnh hưởng mạnh; DEF LEPPARD và BON JOVI lại thiếu vắng trên sân khấu. Thể loại Thrash xuống dốc nhanh chóng vì các ban nhạc chỉ lập lại những gì đã có. SLAYER, MEGADETH và METALLICA đều giảm “tốc độ” và chơi nhẹ nhàng hơn trong nhiều mức độ khác nhau. Nhưng cũng thật là bất ngờ khi đĩa "Black" của METALLICA lại giữ vững vị trí rất lâu trong các bảng xắp hạng. DEATH và DOOM METAL đã hoàn toàn hồi sinh, nhưng SPEED và GLAM cần gấp cứu tinh.

Không có ai cứu vớt Pop Metal, nhưng Thrash Metal đã được cứu thoát nhờ PANTERA. Nhưng việc cách mạng hoá Thrash Metal bởi Pantera (nguyên thủy là một ban nhạc Glam Metal) thật ra đầu tiên là công khai thác và sáng tạo của EXHORDER * (86), một ban nhạc đã không được đánh giá đúng mức. Chàng ca sĩ Phil Anselmo đã khẳng định rằng nhịp nhanh (Speed) không còn là một yếu tố chính nữa, mà là một "power groove" (con đường mòn của năng lực). Những đoạn riff đã trở nên "nặng" thất thường mà không cần phải như sấm rền hoặc âm điệu phải cực kỳ thấp; tiếng đàn không cần như phải vặn vẹo méo mó tai người nghe như Death Metal (distorted guitars); nhịp điệu được giữ mức của Heavy Metal đều đều và giọng hát là một sư hòa hợp giữa kiểu gầm gừ trong cổ họng và la thét lên lanh lảnh. Tất cả là một hướng mới của Thrash Metal của thập niên 90! Trong khi đó, phải nói rằng Pop Metal lại còn phải hứng chịu một số mệnh đau buồn khác: chết dưới tay Alternative Metal.

Nguồn gốc của Alternative Metal bắt đầu từ ban nhạc CRAZY HORSE do Neil Young bảo trợ và ngay cả trước đó là từ THE VENTURES (59) và THE VELVET UNDERGROUND (64). Nhưng phải kể đến những ban nhạc thực sự gây phong trào là FAITHKhôngMORE (82), LIVING COLOUR (84) và JANE's ADDICTION (84). Living Colour có một lối chơi lập dị qua sự kết hợp mọi thứ vào nhau: Heavy Metal, Jazz, Blues, Rap, Funk, Hardcore và cả âm nhạc của người da đen **. Jane's Addiction ảnh hưởng những thể điệu trong thập niên 70 và phát triển thành một lối trình bày riêng của mình qua tiếng hát như kêu ré khiếp đảm của anh chàng ca sĩ Perry Farrell. Còn FaithKhôngMore thì pha trộn tất cả các thể loại nhạc vào nhau thể hiện qua giọng gào thét rùng rợn của Mike Patton trong các đĩa thành công của họ (thí dụ như "The Real Thing"). Sau đó, các ban nhạc SCATTERBRAIN, Mr. BUNGLE) và MINDFUNK đã phổ biến lối chơi này rộng rãi hơn. Họ đã thành công vượt mức trước khi Alternative Metal xuất hiện và đã che khuất sự rung chuyển của các ban nhạc khác như là SONIC YOUTH chơi theo thể loại Hardcore, FISHBONE với cường điệu mạnh bạo, MELVINS, TAD, MUDHONEY (đều xuất thân từ Seattle) và THERAPY? *** (89, Ireland). Dĩ nhiên còn phải kể đến MOTHER LOVE BONE nhưng ban nhạc này chưa bao giờ nổi tiếng thực sự mặc dù nhạc của họ rất xuất sắc (album duy nhất là "Apple").
Chuyện gì xảy đến sau đó? Đó là NIRVANA đã làm cho thế giới như nổ tung lên qua bài "Smells Like Teen Spirit"! Sự kết hợp hài hoà giữa giọng hát với giai điệu thật gần gũi với mọi người và cảm giác tội lỗi về thế giới của Grunge đã nhanh chóng thu hút được một số đông người hâm mộ đang ao ước được nghe một loại nhạc gì khác và mới mẻ. Lời nhạc chứa đầy sự thất vọng chán chường của Kurt Cobain đã thu hút hàng triệu tín đồ thanh niên nam nữ của "thế hệ X" giống như là Glam Metal chưa từng có ai nghe qua! Sự hào nhoáng và dục tính hầu như không thực tế chút nào, hay ít ra người ra đã từng nghĩ như thế! Cho đến khi Kurt Cobain tự sát năm 1994, những anh chàng nhạc sĩ của Nirvana là con cưng của MTV và đã thúc đẩy được phong trào tại Seattle, làm cho Heavy Metal ở Los Angeles có phần chìm lắng xuống. Phong trào Grunge bùng nổ thành công dữ dội trên thương trường đến nỗi những ban nhạc Alternative Metal phải tìm cách làm cho tình thế đi đến độ bão hòa,Khôngnê qua sự tràn ngập thị trường. Một số ít ban nhạc giữ được phong cách nguyên thủy của họ, thí dụ như THE BLACK CROWES và FOUR HORSEMENT chơi lại kiểu Rock thời 60; PRIDE & GLORY với âm thanh ảnh hưởng Southern Rock (heavy blues-rock của cuối thập niên 60); LOVE/HATE, ALMIGHTY và WARRIOR SOUL (mang đậm màu sắc chính trị) đều trung thành tuyệt đối với Heavy Metal.

Sau sự bùng nổ của Nirvana, nhiều ban nhạc khác đã nhanh chóng đạt đến tuyệt đỉnh danh vọng. SOUNDGARDEN (84) giữ vững nền nhạc đã được thử thách và trung thực của mình; ALICE IN CHAINS (87) trình bày một phong cách tối tăm và ủ rũ hơn; PEARL JAM (90) có lẽ là một trong những ban nhạc đáng kể nhất trong dòng Alternative đã hiến tặng người nghe những sáng tác và giai điệu của họ qua tiếng đàn, giọng ca trầm của EDDIE VEDDER cùng những tâm tình qua tuyệt phẩm đầu tay "Ten". Alternative Metal lớn mạnh cũng nhờ MTV tiếp sức đưa các ban nhạc này lên thành những ngôi sao sáng chói, trong khi Heavy Metal chỉ nhận được sự ủng hộ của chương trình phát hình số 1 này một vài năm, sau đó bị bỏ rơi mà không có lý do nào chính đáng.

Sau này, thiết tưởng cũng nên nghe qua những ban nhạc như STONE TEMPLE PILOTS (bị công kích là "chôm bài" của Pearl Jam), SOUL ASYLUM chuyển hướng từ Punk sang Alternative, MY SISTER'S MACHINE sống chỉ 3 năm với 3 albums, và SAIGON KICK, BLIND MELON, BIG CHIEF, CANDLEBOS, DINOSAUR Jr., MOIST, SPONGE đều thành công ở nhiều mức độ và địa phận khác nhau.

Trong khi đó, Progressive Metal lại đạt đến tột đỉnh danh vọng trên thị trường. Đĩa "Images and Words" của DREAM THEATER là một sự tập hợp khá phức tạp của loại nhạc Progressive đã được bán rất chạy, qua đó quảng bá được Progressive Metal rộng rãi khắp nơi. Đó là một sự kiện rất hiếm trước đây. Những đĩa như "Awake" và "A Change Of Seasons" của các nhạc sĩ ưu tú trong ban nhạc này đã nới rộng chân trời nghệ thuật của họ xa hơn nữa cũng như đã củng cố được danh tiếng của mình là một trong những ban nhạc Progressive Metal lừng danh nhất. Trong sự thành công của Dream Theater, nhiều ban nhạc khác đã bắt đầu thử nghiệm loại nhạc Heavy Metal mang đầy đặc điểm kỹ thuật này với một phong cách riêng gọi là Progressive Thrash như ban nhạc WATCHTOWER (86). Nằm trong danh sách các ban nhạc tiêu biểu xuất sắt này còn phải kể đến SHADOW GALLERY, DAMN THE MACHINE, AYREON, SYMPHONY X, SPASTIC INK và PAIN OF SALVATION, tất cả đã liên tục là những người dẫn đầu trong loại nhạc này. Cùng song hành với họ, nhiều ban nhạc khác lại còn có những phóng tác kỳ dị hơn về Progressive Thrash Metal như ban nhạc ANACRUSIS hoặc là Progressive kết hợp với Death Metal và Jazz được ẩn náu trong những bài của ATHEIST và CYNIC.

Ghi chú:

* Đĩa "Slaughter in the Vatican" của Exhorder phát hành năm 90 không được chào đón hồ hởi lắm, vì cái tựa đề và bao nhãn bên ngoài, nhưng đã lót đường cho Pantera tạo nên tuyệt phẩm "Cowboys From Hell" qua hướng nghệ thuật mới của dòng Thrash Metal.

** Tôi nghĩ tác giả ám chỉ dòng nhạc Black Gospel có xuất xứ từ những xúc cảm của người da đen từ những ngày phải sống trong sự nô lệ, áp bức. Thực ra điều này hơi thừa vì âm điệu của Black Gospel cũng bắt nguồn từ Jazz và Blues đã lược kê ra.

*** Ban nhạc này nhất định giữ dấu hỏi "?" vào tên để phân biệt với một ban khác trùng tên Therapy năm 1971.

[cont]
Về Đầu Trang Go down
yummy
Mod
Mod
yummy

Nữ
Tổng số bài gửi : 614
Age : 34
Đến từ : The hell
Tâm trạng : Lovin'
Thú cưng : Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ 116_marsss7
Thanked : 8
Points : 18377
Ngày tham gia : 12/11/2007

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ   Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ EmptyThu Apr 02, 2009 9:47 pm

Phần 11 : RAP METAL AND SOME MORE ...


May mắn thay, từ giữa thập niên 90, Heavy Metal dường như đã trở lại rất vững vàng trên con đuờng nghệ thuật, phục hồi được một sự thực là Heavy Metal/Punk thích hợp hoàn toàn vào bánh xe lịch sử của nhạc Rock. Sự trở lại của các ban nhạc KISS, BLACK SABBATH, RIOT, QUIET RIOT, MOTLEY CRÜE, POISON và nhiều ban khác nữa đã chứng minh điều tin tưởng này tuy chỉ trong một thời gian ngắn, trước khi mọi người hiểu ra rằng, hầu như những cố gắng của một vài ban nhạc chỉ nhằm vào thương mại, một thoả hiệp phức tạp nhưng rõ ràng, hay chỉ nhất thời mà không hề có thực lực. Nói một cách khác, Âu châu đang dẫn đầu với làn sóng Heavy Metal đang bùng nổ trở lại, Hoa Kỳ chậm rãi hơn với việc chấp nhận một số thể loại mặc dù nói chung, đạt được đến tình trạng huy hoàng của thập niên 80 thì thật là xa vời.

Phải kể đến phần hồi sinh từng thể loại tại Mỹ. Các ban nhạc tại đây có thể được cho là đã gây kích động nhất trong vòng ảnh hưởng của sự truyền thanh mà lại không nhất thiết gây được cú sốc thực sự trên mặt địa bàn âm nhạc Metal. Một trong những khuynh hướng mới là Rap Metal hay Rapcore được thử nghiệm bởi những ban nhạc cựu trào như ANTHRAX (81, tiêu biểu là bài "I'm the Man"), BAD BRAINS (79) và AEROSMITH (70) hay bởi cả những ban nhạc ít người biết đến như CLAWFINGER (94), HARD CORPS (91) (những ban kể sau này không đạt được sự thành công mong muốn đáng kể). Dẫn đầu trong phong trào là nhân vật được bàn tán đến nhiều nhất: tay rapper Ice-t trong ban BODY COUNT (89) và ban nhạc nổi tiếng với chủ đề thiên về chính trị RAGE AGAINST THE MACHINE suốt những năm đầu 90. Tuy thế mà phong trào đã thực sự đạt đỉnh cao danh vọng trước khi chuyển biến sang một thể loại mới gọi là nu-metal (nu=new). Tiền phong trong loại mới này là ban nhạc KORN (92) và DEFTONES (89) (họ bị nhạo báng bởi những người nhất định cho rằng Rap không phải là Metal) mà phong cách của họ gợi cho ta nhớ lại lối chơi của FAITHKhôngMORE (82), nhất là bài "Jizzlobber" trong đĩa "Angel Dust". Tiếng trống, tiếng bass đập như dằn từng tiếng, tiếng ghi-ta trầm đục và giọng hát biến chất mượn từ Rap đã thực sự thành công vì sự hoà hợp khôn khéo này. LIMP BIZKIT (94) và COAL CHAMBER (97) là những ban nhạc nhanh chóng khai thác được điểm thành công này. Tuy nhiên, nhiều ban nhạc chơi thể loại thuộc nhánh phụ bên cạnh dòng nhạc chính cũng đã tấn công lên sân khấu. LINKIN' PARK (96) chẳng hạn, họ muốn so tài ngang hàng với những ban như SILVERCHAIR (92) hay NELSON (88), hoặc là PAPA ROACH (93) cạnh tranh với IRON MAIDEN!

Nước Mỹ kể như đã quay lưng với Heavy Metal suốt một thập niên, Âu châu và Nhật bản ngược lại đã chứng tỏ là một thành trì kiên cố của dòng nhạc này. Ở đây, phong trào Power Metal đã lớn mạnh, mỗi năm đều có thêm thành viên mới. Để thay vào những ban nhạc chìm lẫn mất một cách thầm lặng vì lý do tuổi tác chẳng hạn (thí dụ như HELSTAR), ta thấy cả một bảng liệt kê những ban nhạc mới ra đời tự ghép mình vào cái khung êm ái của Melodic Metal. Các ban nhạc Power Metal như RHAPSODY (Neo-Classical) hay ANGRA (Progressive) không những chỉ lo chuyên sử dụng nhạc cụ nhuần nhuyễn mà còn theo bước chân kiểu YNGWIE MALMSTEEN nổi tiếng một thời, cho dù còn có rất nhiều người không thể hiểu nổi tại sao các ban nhạc này lại chơi lối cổ điển của Niccolo Paganini hoặc Franz Schubert và còn tranh luận về tác quyền của những bản nhạc được mang vào trình tấu nữa. Thế nhưng STRATOVARIUS của Phần Lan và SONATA ARCTIVA đã giương được ngọn cờ Power Metal lên cao và mang theo trên vai suốt cuộc hành trình. Cuối cùng, cũng nên nhắc đến Power Metal tại các nước khác như Đức, Ý với sự xuất hiện của các ban nhạc như HEADHUNTER (95), GAMMA RAY (89), KAMELOT (91), LABYRINTH (91).

Đoạn kết

Điều gì sẽ xảy ra trong tương lai đối với Heavy Metal? Như mọi chân giá trị mang tính chất lịch sử khác, Metal có sức mạnh riêng mà chính lịch sử cũng không thể tiên đoán trước được. Tuy rằng vòng diễn tiến của Metal có thể định lượng trước được qua kinh nghiệm nhưng không ai dám chắc chắn điều gì. Hiện nay, sự trở lại của Glam Metal đã chứng minh đó chỉ là một cường điệu, CREED là một sự “nhồi máu” cho Alternative Metal, Power Metal đang thịnh vượng tại Âu Châu và Nhật Bản và IRON MAIDEN xuất hiện trở lại với toàn sức quyến rũ sẵn có. Hơn thế nữa, THE GATHERING vẫn phát hành album liên tục làm cho vẻ đẹp của chất nhạc Progressive luôn tươi tắn, NEUROSIS vẫn còn đang triển khai phần đất mới, TIAMAT và OPETH đã vượt qua những giới hạn cũ kỹ mà người ta thường gọi là "kinh điển", THERION kết hợp tài tình giữa Metal và Classical Music, IN FLAMES tiếp tục làm thế giới say mê trong ngọn lửa ấm áp, thể loại Stoner Rock dường như chiếm được một làn sóng chủ yếu, NEVERMORE mang thể loại Power Metal kiểu Mỹ đến một biên kỳ hạnh phúc trong sự thưởng thức mà chưa ai nghĩ tới bao giờ...

[end]
Về Đầu Trang Go down
yummy
Mod
Mod
yummy

Nữ
Tổng số bài gửi : 614
Age : 34
Đến từ : The hell
Tâm trạng : Lovin'
Thú cưng : Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ 116_marsss7
Thanked : 8
Points : 18377
Ngày tham gia : 12/11/2007

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ   Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ EmptySat Apr 04, 2009 4:58 am

Cổ tích Công chúa - Hoàng tử & Các thể loại ROCK !


Sau đây là một số định nghĩa khá khôi hài về Rock. Tuy khôi hài, nhưng những định nghĩa trên phần nào nói lên đánh giá chung về thể loại đó.



---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngày xửa ngày xưa, xưa ơi là xưa, ... nói chung là xưa. Có một nàng công chúa xinh đẹp (Cao 1,1m, nặng 110kg, học 406) bị một con rồng bắt cóc về lâu đài nọ có diện tích 16 Mét vuông. Dưới đây là những kết cục khác nhau của câu chuyện tuỳ theo chàng hiệp sỹ là dạng Metal Head/ Rocker nào:

POWER METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi cưỡi trên lưng một con kỳ lân trắng, thoát khỏi nanh vuốt và lửa của con rồng, lừa nó đi chỗ khác, cứu công chúa sau đó ân ái với nàng trong một cánh rừng tuyệt đẹp. Keke...


THRASH METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi không thèm nói năng gì, hùng hục chiến đấu và giết chết con rồng, cứu công chúa sau đó hùng hục "giải quyết" nàng.É é...


HEAVY METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi trên một con Harley Davidson, giết chết con rồng, làm vài ly bia trước khi "vui cùng" công chúa. Hà bia ngon vui vẻ thui.....


FOLK METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi cùng vài người bạn, họ mang theo các nhạc cụ như acordion, violin, flute và vô số thể loại kì cục khác, ca hát và nhảy múa trước mặt con rồng cho đến khi nó chán quá lăn ra ngủ. Sau đó bỏ đi mà không thèm ngó ngàng gì đến công chúa. Phí quá....


VIKING METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi trên một con tàu cướp biển, xả thịt con rồng bằng lưỡi rìu sắc bén và xơi tái nó, sau đó "xử lí" công chúa một cách hung bạo, lấy đi toàn bộ tài sản của nàng và không quên đốt trụi toà lâu đài trước khi bỏ đi.
Sặc....

DEATH METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi, giết con rồng, "làm việc cần làm" với công chúa sau đó giết nàng rồi bỏ đi(quá gọn).

BLACK METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi lúc nửa đêm, giết con rồng và phanh thây nó trước cửa lâu đài. Sau đó chàng cưỡng ép công chúa phải "chung sức" cùng chàng, cắt cổ uống máu theo nghi lễ trước khi giết nàng. Sau đó chàng phanh thây công chúa cạnh con rồng. (kinh dị quá )


GORE METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi, giết con rồng, mổ bụng moi ruột nó ra vứt lung tung trước cửa lâu đài, "bàn giao công nghệ" cùng công chúa sau đó giết nàng. Chưa thoả, chàng "Replay" xác chết của công chúa thêm lần nữa, rạch bụng nàng và ăn bằng hết nội tạng. Chưa hết, chàng đốt cái xác cháy thành than và "Replay" thêm lần cuối trước khi biến.
Ặc

GRIND METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi, đứng trước cửa lâu đài gào rú một hồi những thứ không ai hiểu nổi trong vòng 1''99 sau đó bỏ đi.
?????

DOOM METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi, nhìn thấy con rồng to lớn hung dữ, chàng ngay lập tức nghĩ rằng mình không thể nào đánh bại được nó, điều này ám ảnh chàng đến mức chàng phải tự sát. Con rồng sau đó ăn thịt cả chàng lẫn công chúa. Thật là một kết cục buồn thảm.
Tội quá.

GOTHIC METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi nhìn thấy nàng công chúa mặc áo gấm đang hát giọng soprano. Chàng phụ hoạ theo và họ trở thành một cặp song ca hoàn mỹ, con rồng đệm nhạc cho họ hát bằng sáo flute... Bất thình lình nó nuốt phải cây sáo và vô tình khạc lửa thiêu đôi trai tài gái sắc ra tro. Linh hồn của họ bị đày xuống hoả ngục vĩnh viễn.
5 phút mặc kệ bắt đầu.....

PROGRESSIVE METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi với cây Ibanez và chơi một đoạn solo dài 26 phút. Con rồng tức điên vì quá sốt ruột, nó tự vò đầu cắn lưỡi mà chết. Chàng hiệp sỹ sau đó mò đến chỗ nàng công chúa và biểu diễn thêm một màn solo cực kì kỹ thuật và phức tạp với tất cả những gì chàng học được sau hàng chục năm đóng cửa tu luyện. Nàng công chúa bỏ đi theo tiếng gọi của chàng hiệp sỹ HEAVY METAL.
Pó tay


ALTERNATIVE ROCK




Chàng hiệp sĩ mặc áo sơ mi carô sờn gấu, phanh ngực, quần jean rách lỗ chỗ bạc loang lổ, xỏ đôi Converse te tua, cây guitar thùng nguyên thuỷ đeo chéo sau lưng. Chàng đứng tần ngần trước cửa lâu đài mở toang không một bóng người rồi từ từ bước vào, lặng lẽ leo lên tầng tháp cao nhất. Tại đó, chàng thấy công chúa đang say ngủ trong vòng tay con rồng. Đêm tối vang lên tiếng nức nở "My girl, my girl... Don't lie to me... tell me what... did you eat last night..." Hiệp sĩ thọ 27 tuổi.


INDUSTRIAL METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi trong bộ đồ da bó sát và đủ thứ phụ tùng lỉnh kỉnh, chàng khiêu khích con rồng bằng những điệu bộ cử chỉ tục tĩu và sau đó bị những người lính gác trục xuất khỏi lâu đài cổ tích.


SPEED METAL



Ngoằng một cái, con rồng không kịp phản ứng, một ai đó xâm nhập toà lâu đài và gào thét những gì không rõ, nàng công chúa nhận ra mình đã bị "trắng tay"... Sau vài phút choáng váng cả hai vẫn không thể hiểu nổi ai đã làm những việc đó. Choáng ghê


CHRISTIAN METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi trên đường trở về từ nhà thờ, chàng hát cho con rồng nghe một bản ballad mùi mẫn, lý giải cho nó Jesus yêu quý nó và muốn nó đến với Người như thế nào. Con rồng cải sang đạo Thiên Chúa ngay lập tức, và khi nàng công chúa ngỏ ý muốn ân ái với hiệp sỹ, chàng trả lời "Rất tiếc tôi không muốn quan hệ tình dục trước hôn nhân".
"Ui amen"


GLAM METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi với đủ thứ phụ tùng vòng xích lỉnh kỉnh trên người, con rồng cười sặc sụa trước bộ dạng của chàng và ngay lập tức nó mời chàng vào lâu đài chơi. Hiệp sỹ sau đó ăn cắp đồ trang điểm của công chúa và cố gắng sơn lại lâu đài với toàn màu hồng.
Sặc

BATTLE METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi với một đạo quân gồm hàng trăm lính bộ binh, ngựa chiến và cung thủ. Theo đúng chiến thuật hãm thành, họ bủa vây toà lâu đài và con rồng trong 6 tháng. Cả con rồng và công chúa đều chết đói trong lâu đài.

NU METAL



Chàng hiệp sỹ đến nơi trong bộ quần áo nửa hip hop nửa bảo hộ lao động rộng thùng thình và cưỡi trên một con Honda Civic cực kỳ sành điệu. Tuy nhiên chưa kịp đánh đấm gì thì quần áo của chàng đã bắt lửa khạc ra từ họng con rồng. Hiệp sỹ bị thiêu ra tro. (dã man quá đi)


EMO



Chàng hiệp sỹ đến nơi và thay vì đánh nhau với con rồng, chàng chỉ than thở ỉ ôi với nó rằng kua công chúa sao mà khó thế, tất nhiên con rồng không thể bỏ qua bữa tối hấp dẫn này. Nàng công chúa cũng không lấy làm rầu lòng vì dưới con mắt nàng chàng hiệp sỹ chỉ là hạng ẽo lã mít ướt.


GRUNGE



Con rồng không thể xơi được hiệp sỹ vì chàng quá bẩn thỉu sau nhiều tháng giời không thèm tắm gội. Tất nhiên không nàng công chúa kiều diễm nào muốn lên giường với một kẻ như vậy. Chàng hiệp sỹ cuối cùng chết dưới hầm của lâu đài vì chích heroin quá liều.


POP-PUNK



Con rồng không thể tóm được hiệp sỹ vì chàng nhảy nhót lung tung như con choi choi. Bản thân công chúa cũng không muốn "bắt đầu" với hiệp sỹ vì nàng không thích nhạc ska.
Về Đầu Trang Go down
Ruby Moon
Active Fan
Active Fan
Ruby Moon

Nam
Tổng số bài gửi : 487
Age : 31
Đến từ : the hell
Nghề nghiệp hiện tại : [devil] [kill people every night] :))
Tâm trạng : [wanna get the ticket to go to home]
Thú cưng : Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ 080603piyo_d_o_marsss7
Thanked : 12
Points : 17803
Ngày tham gia : 29/08/2008

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ   Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ EmptyFri Apr 10, 2009 6:52 pm

Numetal đc gọi là đứa c0n hoang của dòg nhạc Rock scratch
tại sa0 thì tớ qên mất khía niệm rồi, nhưg đại khái hìh như là vì nó fa trộn vz' Rap
[bọn này ngu thật, có Rap thì đã sa0 chứ :((]
tất cả các dòg của Metal[Death Metal, Heavy Metal tớ đã tg` nghe qa nhưg thú thực là k hợp gu lắm ocro hơi klhó nghe và khó cảm nhận... nhưg Punk, Alternative, Pop Rock hay các loại Rock trẻ thì cg khá dễ nuốt monkey
hè này sẽ học hỏi thêm về các dòg Rock kia :X:X
Về Đầu Trang Go down
https://www.facebook.com/home.php#/profile.php?id=1802116931&ref=
Sponsored content




Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ   Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ Empty

Về Đầu Trang Go down

Lịch sử các dòng Rock qua các thời kỳ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
The best damn Avril site in VN :: Tất cả những chủ đề ngoài ss Avie :: Âm nhạc -
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất